Skip-To-Main

Thắng cảnh nổi bật

Bẫy cá hình hai trái tim lồng vào nhau
Bẫy cá hình hai trái tim lồng vào nhau

Bẫy cá thể hiện trí tuệ của người xưa, sử dụng đá Bazan và đá san hô xếp chồng lên nhau làm thành chiếc bẫy để bắt cá, bẫy cá hình hai trái tim lồng vào nhau vì rất lãng mạn nên đã thu hút rất nhiều các cặp đôi ghé thăm, vì vậy đã trở thành điểm du lịch có tính tiêu biểu của Penghu. Trong số rất nhiều bẫy cá thủy triều tại khu vực Penghu, bẫy cá hình hai trái tim lồng vào nhau là bẫy cá được lưu giữ hoàn chỉnh nhất, nếu muốn thuận lợi ngắm được trọn vẹn hai trái tim của bẫy cá này, thì phải nắm rõ thời gian thủy triều xuống mỗi ngày.

  • Bẫy cá hình hai trái tim lồng vào nhau tại xã Qimei huyện Penghu
Quần thể đá bazan dạng cột tại cảng cá Da-guo-ye
Quần thể đá bazan dạng cột tại cảng cá Da-guo-ye

Vào thời kỳ Nhật bản thống trị Đài Loan, để tạo sự kết nối giao thông trên biển giữa các đảo Magong và Xi-yu, đã xây dựng một bến tàu tại khu vực bờ biển Da-guo-ye, khi đào đất đá vô tình phát hiện quần thể đá bazan dạng cột vô cùng tráng lệ đã bị chôn vùi và ngủ yên trong lòng đất hàng nghìn năm, chính là loại cột đá bazan rất thường bắt gặp trên đảo Penghu.

  • Số 10 thôn Chidong xã Xi-yu huyện Penghu
Động Feng-gui
Động Feng-gui

“Nghe sóng vỗ Feng-gui”chính là thắng cảnh nổi tiếng của Penghu. Phường Feng-gui nằm ở phía cuối của bán đảo Feng-gui, người địa phương Penghu gọi là “mũi Feng-gui”. Có rất nhiều những dãy đá bazan dạng cột ở khu vực bờ Nam của quần thể dân cư, do sóng biển làm xói mòn đã tạo ra rãnh biển dài và hẹp, đáy của rãnh biển bị xói mòn tạo thành hang động, và một lỗ nhỏ thông với mặt đất được hình thành dọc theo khe của hang động, mỗi khi có gió Nam và thủy triều dâng lên sóng sẽ tràn vào theo rãnh biển, khiến không khí bên trong hang động dưới biển bị nén lại, nước biển sẽ phun ra từ các khe, phát ra tiếng “phù phù”, tựa như âm thanh của lò luyện kim loại.

  • Động Feng-gui tại phường Feng-gui thành phố Magong huyện Penghu
Khu vui chơi giải trí Bei-liao
Khu vui chơi giải trí Bei-liao

Khu vực nằm giữa vùng duyên hải bờ Đông dưới chân núi Kui-bi và đảo nhỏ không người “Chi-Yu”, vào lúc thủy triều xuống sẽ để lộ ra một con đường bằng sỏi hình chữ S, những năm gần đây trở thành một trong những điểm du lịch sinh thái biển được du khách rất yêu thích, nhưng từ lúc phát hiện nước ngập tới chân thì sau đó thủy triều sẽ dâng lên rất nhanh, vì vậy phải nắm rõ thời gian thủy triều lên xuống, không được lưu lại quá lâu, để tránh xảy ra nguy hiểm. Tên gọi của núi Kui-Bi (Khuê Bích) bắt nguồn từ câu chuyện: nếu từ ngoài biển ngắm nhìn bờ biển ở khu vực núi Kui-bi, sẽ thấy vách núi trông giống hệt một con rùa biển trong tư thế nằm, vì vậy nơi đây được gọi là “núi Gui-Bie” (tức núi rùa). Về sau này được vị tiến sĩ theo chế độ khoa cử ở Penghu - Thái Đình Lan lấy âm đọc tương tự là “Kui-Bi” (Khuê Bích) để đưa vào bài thơ liệt kê địa danh nào vào danh sách 8 kỳ quan của Penghu qua câu thơ “Khuê Bích Song Huy Liệt Tú Liên”. Trong câu trên “Khuê Bích” là chỉ chòm sao Khuê và chòm sao Bích, “Khuê Bích Song Huy” là chỉ nguồn sáng trên các tàu thuyền đánh cá và những ánh sao phản chiếu lẫn nhau, tạo nên một bức rèm thiên nhiên tuyệt đẹp.

  • Thôn Bei-liao xã Hu-xi huyện Penghu
Đảo Ji-bei
Đảo Ji-bei

Đảo Ji-bei có tổng diện tích khoảng 3,1 km2, đường bờ biển dài khoảng 13 km, là hòn đảo lớn nhất ở vùng biển Bắc, cũng là điểm du lịch được ưa chuộng nhất tại Đài Loan. Do địa hình bồi tụ bờ biển tạo ra những bãi cát và doi cát tuyệt đẹp, tạo nên đặt trưng chủ yếu về địa hình tại đây. Tại vùng biển Ji-bei có rất nhiều những bẫy cá xếp bằng đá, hiện nay còn lưu giữ được 88 chiếc, chiếm 1/7 trong tổng số hơn 580 bẫy đá thủy triều trên toàn huyện, khi thủy triều xuống, từ Hong-wan-zai - một địa danh nhỏ tại địa phương có thể lội bộ tới đảo nhỏ Guo-yu ở phía Tây Bắc. Dọc hai bờ phía Đông và Tây của khu vực Hong-wan-zai có vô số những bẫy cá, chiếm tới khoảng 1 nửa (khoảng 40 chiếc) trong tổng số bẫy cá thủy triều của đảo Ji-bei. Tại vùng đất bồi nằm giữa mức thủy triều lên và xuống, dùng đá bazan xếp chồng lên nhau tạo thành chiếc bẫy cá, là cảnh quan nhân văn đặc biệt nhất của đảo Ji-bei.

  • Đảo Ji-bei xã Bai-sha huyện Penghu
Ngọn hải đăng đảo Yu-wengNgọn hải đăng
Ngọn hải đăng đảo Yu-wengNgọn hải đăng

Ngọn hải đăng đảo Yu-wengNgọn hải đăng này được xây dựng vào năm 1778, ban đầu vốn là một tháp đá bảy cấp, được đặt tên là “Tháp đèn Xi-yu”, đến năm 1875 được sửa sang thành kiến trúc kiểu Tây, đặt tên là “Hải đăng đảo Yu-weng” như mọi người nhìn thấy hiện tại. Những năm gần đây được đăng ký là di tích cổ, và thể theo ý kiến đề xuất của dân làng, được đổi tên trở thành “Ngọn hải đăng Xi-Yu”. Tháp đèn này được xây trên bệ móng bằng đá hoa cương, có đường kính đáy khoảng 2,5m, thân của tháp càng lên cao càng được thu gọn vào hơn, tỷ lệ độ cao của đỉnh tháp và thân tháp là 1:2, tháp cao 11 m, đèn cao 60,7 m.

  • Số 195 tổ 35 thôn Wai-an xã Xi-yu huyện Penghu
Khu bảo tồn cụm dân cư truyền thống Er-kanThôn Er-kan vào năm
Khu bảo tồn cụm dân cư truyền thống Er-kanThôn Er-kan vào năm

Khu bảo tồn cụm dân cư truyền thống Er-kanThôn Er-kan vào năm 2001 được Bộ Nội chính chỉ định là Khu bảo tồn cụm dân cư truyền thống đầu tiên của Đài Loan, nhà cổ được hoàn thành phục chế trong những năm gần đây được giao cho “Hội xúc tiếc cụm dân cư Er-kan” để phát huy tận dụng hết mức, phát triển thành các triển lãm quy mô nhỏ có đặc trưng văn hóa địa phương, bao gồm Triển lãm cuộc sống thường dân, Triển lãm vùng gian triều, Bảo tàng cộng đồng, Bảo tàng dược cổ truyền Trung Hoa, Bảo tàng trò chơi thiếu nhi và Bảo tàng dân ca Po-kua. Bước vào Er-kan, thứ đầu tiên hiện ra trước mắt rất gây thu hút chính là những bài dân ca Po-kua do người dân địa phương tự sáng tác được treo đầy trên bờ tường của ngôi nhà cổ, với lời ca mô tả mọi nỗi niềm trong cuộc sống hoặc thể hiện tình cảm thương nhớ tương tư nam nữ.

  • Khu bảo tồn cụm dân cư truyền thống Er-kan xã Xi-yu huyện Penghu
Công viên Lin-tou
Công viên Lin-tou

Thôn Lin-tou sở dĩ được đặt tên như vậy là vì những bụi dứa dại (Lin-tou) mọc hai bên của dòng suối ở phía Đông Nam của khu dân cư thời xưa, nghe nói Công viên Lin-tou thời nay và khoảng bãi cát rộng từ công viên trở về phía Đông trước đây từng mọc đầy dứa dại. Bãi cát của Công viên Lin-tou chạy dài suốt 3 thôn làng gồm Jian-shan, Lin-tou và Ai-men, với tổng chiều dài hơn 3 km, là bãi cát dài nhất trên toàn Penghu, ôm sát bờ biển ở phía Nam của xã Hu-xi, cảnh sắc tuyệt đẹp. Những hạt cát mịn màng trên bãi cát, nước biển trong xanh, đây là một “Bãi cát bằng mảnh vụn san hô trắng” vừa sạch lại vừa đẹp.

  • Thôn Lin-tou xã Hu-xi huyện Penghu
Cầu vượt biển Penghu
Cầu vượt biển Penghu

Cầu vượt biển Penghu có tổng chiều dài 2.494m, bắc ngang qua khu vực đường thủy Hou-men nối liền hai đảo Bai-sha và Xi-yu, là vùng nước chảy xiết, cũng là dòng chảy nguy hiểm thứ hai ở vùng biển Penghu. Vào mùa đông mỗi khi có đợt gió mùa Đông Bắc, sóng dữ cuồn cuộn khiến tàu thuyền đi lại khó khăn. Vì vậy, năm 1965 bắt đầu xây dựng cây cầu vượt biển, năm 1970 đã hoàn công và thông xe để giải quyết sự khó khăn về giao thông đi lại với đảo Yu-weng. Sau đó, do dầm cầu bị xói mòn nghiêm trọng và bị sụt lún, nên vào năm 1984 đã cho mở rộng thêm bờ kè, năm 1996 đã hoàn công thông xe và trở thành cây cầu mới có hai làn xe chạy. Ngắm từ xa giống như chiếc cầu vồng bắc qua biển, không những tạo giá trị về du lịch mà cũng giúp cho tuyến giao thông giữa hai đảo Xi-yu và Bai-sha thông suốt không còn bất cứ trở ngại nào.

  • Cây cầu nối xã Bai-sha với xã Xi-yu huyện Penghu
Bãi cát Ai-men
Bãi cát Ai-men

Bãi cát Ai-men được tạo thành bởi mảnh vụn của san hô và vỏ nghêu sò, xác của các loại sinh vật trùng lỗ, trong đó loài sinh vật trùng lỗ hình ngôi sao là gây ấn tượng nhất đối với du khách. Ban đầu bãi cát Ai-men vốn là một nơi vắng lặng không ai biết đến, từ năm 1998 trưởng thôn Ai-men cùng với con trai ông tự triển khai kế hoạch tái thiết bãi cát cho khu dân cư, lắp thêm thiết bị chắn cát, để chắn bụi cát do những đợt gió mùa Đông Bắc đem đến, lâu ngày tích tụ dần và được hình thành. Sự nỗ lực của họ cuối cùng đã được chính quyền huyện và Ban Quản lý Khu phong cảnh Quốc gia Penghu chú ý tới, cũng đã rót kinh phí để chỉnh trang lại bãi cát Ai-men, vì vậy đã trở thành một bãi cát đẹp được du khách yêu thích, vào dịp mùa hè, bãi cát Ai-men trở thành điểm đến lý tưởng cho những người thích chơi trò chơi dưới nước.

  • Thôn Ai-men xã Hu-xi huyện Penghu
Open
Top